Nature Key Retreat Nature Key Retreat
diem-den

Điểm đến

Đồng Mô
Yên Mông
trai-nghiem

Trải nghiệm

check-in

ngày check in - check out

check in

check out

so-luong

số lượng người lớn, trẻ em

người lớn

(Từ 12 tuổi)

trẻ em

(6-12 tuổi)

trẻ em

(0-5 tuổi)

Nature Key Den Hung

Hy Cương

Nẻo về nguồn cội Linh Thiêng

Nature Key Retreat Hy Cương nằm trong khu di tích lịch sử Đền Hùng được bao quanh bởi núi non trùng điệp, nhiều sông ngòi ao hồ và những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu. Vùng đất linh thiêng gắn liền với truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” và lịch sử 18 đời Vua trị vì. Kinh đô cổ của quốc gia Văn Lang tồn tại khoảng 2000 năm trước Công Nguyên, trải qua 4000 năm văn hiến vẫn ghi dấu đậm nét dấu tích văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Gò Mun, văn hoá Đồng Đậu & văn hoá Đông Sơn, phản ánh trình độ phát triển của nông nghiệp, ngư nghiệp, các nghề thủ công.

Thời Hùng Vương còn gắn liền với nhiều truyền thuyết khác như câu chuyện Bánh chưng bánh giầy thể hiện đặc trưng văn hoá lúa nước và chăn nuôi, truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh cho thấy sức mạnh của thiên nhiên, truyền thuyết Mai An Tiêm là câu chuyện khai phá vùng đất Đền Hùng với giống quả mới, sự tích trầu cau giải thích phong tục ăn trầu của người Việt. Tất cả tạo nên dòng chảy lịch sử, chứa đựng nhiều tín ngưỡng tâm linh được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

ban do den hung

Khu du lịch Quốc gia Đền Hùng có tổng diện tích tự nhiên trên 10.000 ha, thuộc thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Hà Nội 90km. Nằm giữa 2 dòng sông Lô và sông Thao với làn nước trong như ngọc, không khí trên núi quanh năm thông thoáng, dịu mát, lúc nào cũng phảng phất hương thơm. Toàn bộ khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng, ở độ cao 175m so với mặt nước biển, xung quanh cây cỏ xanh tươi.

Dưới chân Đền Hùng có nhiều làng cổ với các phường hát Xoan - xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV (tức là đời hậu Lê). Các tục, lễ tiết trong hội Xoan phản chiếu chính xác những nét sinh hoạt cộng đồng, tình cảm nồng hậu giữa người với người và câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc qua nhiều thế hệ. Lời ca Xoan có những đặc điểm như hình thức, văn chương của thế kỷ XV, nghĩa là hình thể chưa cố định, vừa gồm các thể thất ngôn, vừa xen kẽ những câu 6 tiếng

Hát Xoan Đền Hùng
Nature Key Den Hung

CÁC ĐIỂM THĂM QUAN TẠI VÙNG

Nature Key Den Hung

Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, là nơi thờ phụng Vua Hùng và các tôn thất của nhà vua, gắn liền với lễ hội Giỗ Tổ vào ngày 10/3 âm lịch. Những nền móng kiến trúc đầu tiên được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng, qua nhiều lần tu sửa và xây mới, đến nay đã được quy hoạch bảo tồn, trở thành quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng. Khu vực núi Nghĩa Lĩnh bao gồm các di tích chính: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, chùa Thiên Quang, cột đá thề và Lăng Hùng Vương. Khu vực núi Vặn là nơi thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, núi Sim thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, còn lại là khu vực đồi Công Quán và bảo tàng Hùng Vương.
lang co Hung Lo

Quần thể di tích làng cổ Hùng Lô

Làng cổ Hùng Lô nằm bên dòng sông Lô oai hùng, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 5km, bao gồm các cảnh quan tiêu biểu là quần thể di tích đình - đền - chùa, ao làng, luỹ tre, giếng làng và làng nghề bánh chưng bánh giầy, làm bún miến sợi truyền thống. Hiện nay, xã Hùng Lô còn lưu giữ được khoảng 50 ngôi nhà cổ làm từ gỗ, tre, nứa, được chạm khắc những biểu tượng Lân, Ly, Quy, Phượng... có niên đại lên đến 200 tuổi. Thăm đình cổ Hùng Lô, du khách sẽ có cơ hội được nghe những điển tích lịch sử và xem biểu diễn hát Xoan.
Chùa Đại Bi

Đền Tam Giang - chùa Đại Bi

Đền Tam Giang - chùa Đại Bi thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, nằm bên tả ngạn của 3 dòng sông Đà, sông Hồng và sông Lô. Cụm di tích hoàn chỉnh bao gồm Đền Tam Giang, Đền Mẫu, chùa Đại Bi, vết chân Thổ lệnh của Cao quan Bạch Hạc, bến bơi chải, tượng đài Thái Sư Trần Nhật Duật và bức phù điêu 18 ngôi chùa Phật Giáo tiêu biểu. Đền Tam Giang thờ thần Thổ Lệnh và Đức Thánh Bà Quách A Nương, là những người có công tìm thuốc chữa bệnh, cứu giúp dân lành, trấn giữ đất đai. Chùa Đại Bi được cho xây dựng từ đời Trần, đến nay đã có niên đại 700 năm tuổi.
dam-ao-chau-phu-tho

Đầm Ao Châu

Đầm Ao Châu cách thành phố Việt Trì khoảng 65km về phía Tây Bắc, được mệnh danh là "tiểu Hạ Long của vùng đất Tổ". Cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, nơi đây còn in đậm những nét nguyên sơ, được bao phủ bởi thảm thực vật đa loài phong phú. Trong đầm có khoảng 100 hòn đảo lớn nhỏ, những kiến trúc cổ độc đáo của ngôi nhà chuôi vồ, nhà tám mái, nhà tròn đỉnh mái vuốt nhọn. Nước Ao Châu quanh năm trong xanh, du khách đi thuyền kéo dài khoảng 3 giờ còn được ghé thăm Đài thờ Từ hàng quảng tế và khu vực trại giam phạm nhân.
doi-che-long-coc-phu-tho

Đồi chè Long Cốc

Đồi chè Long Cốc nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70km, được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Những đồi chè san sát, nằm xếp chồng lên nhau, vào thời điểm cuối Thu đầu Đông bao phủ lên lớp sương mù huyền ảo trông như hình dáng của những con rồng xanh cưỡi gió đạp mây. Thời điểm đẹp nhất để ghé thăm và chụp ảnh đồi chè là vào sáng sớm, sau đó trải nghiệm cuộc sống văn hoá đặc sắc của người Mường bản địa.
vuon quoc gia xuan son

Vườn Quốc gia Xuân Sơn

Vườn Quốc Xuân Sơn có tổng diện tích khoảng 33.000 ha, nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Khí hậu quanh năm mát mẻ, là nơi trú ngụ của nhiều loại động, thực vật phong phú trong đó có 40 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Tham quan vườn Quốc gia Xuân Sơn, du khách có thể đi bộ trong cung đường rừng xanh mát, ghé thăm hệ thống hơn 30 hang động và thác nước trắng xoá đổ từ trên cao xuống và tìm hiểu đời sống đồng bào các dân tộc Dao, Mường, dân tộc thiểu số khác sống ở vùng lõi, vùng đệm của vườn Quốc gia.

Lễ hội trong năm tại vùng

Lễ hội ở miền Bắc đa phần được tổ chức vào những ngày đầu Xuân năm mới. Khi lộc hoa đua nở, tiết trời bắt đầu ấm áp hơn sau những ngày đông lạnh giá thì người dân địa phương cũng rộn rã chuẩn bị đón chào một mùa lễ hội tại các đền, chùa, hội quán, với những sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và chào đón du khách từ khắp mọi miền đến vãn cảnh, cầu bình an.

Lễ hội Đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức từ ngày mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch, trong đó ngày mùng 10 là hội chính. Lễ hội bao gồm 2 phần, phần lễ là các nghi thức dâng hương, hoa, lễ vật tại Đền Thượng, phần hồi diễn ra quanh khu vực núi Nghĩa Lĩnh là các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian, thi nấu bánh chưng bánh giầy, hát Xoan, hát chèo và kịch nói.

Lễ hội làng Hùng Lô

Lễ hội làng Hùng Lô được tổ chức vào ngày mùng 9 đến 12 tháng 3 âm lịch hàng năm. Phần lễ gồm các nghi thức dâng lễ lên Vua Hùng, bánh chưng bánh giầy và các sản vật dân làng làm ra. Sau đó, dân làng mặc lễ phục truyền thống, rước kiệu vào Đền Hùng. Phần hội là các hoạt động vui chơi văn hoá, thể dục thể thao.

Lễ hội bơi Chải Bạch Hạc

Lễ hội bơi Chải được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm tại phường Bạch Hạc. Đây là hình thức tái hiện việc luyện tập thuỷ quân, thể hiện tinh thần trượng võ và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương. Lễ diễn ra trong 3 ngày, thu hút hàng vạn du khách khắp nơi về du xuân, bái Tổ.

Lễ hội Đền Tam Giang

Lễ hội Tam Giang diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 1 và 25 tháng 9 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao của Tổ Lệnh đã có công cứu dân, giúp nước. Nơi đây còn thờ Mẫu và các nhân vật lịch sử thời kỳ Hùng Vương. Hoạt động đặc sắc nhất trong lễ hội Đền Tam Giang là hội thi bơi Chải cùng hệ thống công trình kiến trúc mang đậm nét văn hoá truyền thống của kinh đô Văn Lang xưa.

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa diễn ra vào ngày 14 đến 15 tháng 1 âm lịch hàng năm trên cánh đồng Lú thuộc phường Minh Nông, thành phố Việt Trì. Truyền thuyết kể rằng xưa kia Vua Hùng đã xuống đồng dạy dân cấy lúa, đời sau nhân dân nhớ ơn gọi Vua Hùng là ông tổ nghề nông và dựng đàn Tịch Điền ở mảnh đất ngày xưa Vua ngồi.

Lễ hội hát Xoan xã Kim Đức

Lễ hội hát Xoan được tổ chức từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 tháng Giêng tại Xã Kim Đức, thành phố Việt Trì. Lễ hội phản ánh nét sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống trước cửa đình của nông dân trồng lúa, phản ánh mối quan hệ gia đình, xã hội, tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Trong lễ hội, nhiều trò chơi tranh tài như gói bánh chưng, giã bánh giầy, múa sư tử cũng được tổ chức.

Lễ hội văn hóa dân gian đường phố

Lễ hội được tổ chức ngay trên đường phố Việt Trì vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá, giới thiệu đến du khách hình ảnh về quê hương, sản vật và con người Đất Tổ, khơi dậy đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những màn trình diễn văn nghệ dân gian, rước kiệu, hát Xoan và múa lân náo nhiệt.

Ẩm thực địa phương

Thit-chua-Thanh-Son

Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua là món ăn đặc sản của người dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn. Thịt chua ngon nhất được làm từ lợn lửng do người Mường nuôi thả tự nhiên, có vị ngọt thơm, lạ miệng, ăn cùng lá sung, ổi, đinh lăng, rau thơm, chấm tương ớt.
banh-tai

Bánh Tai Phú Thọ

Bánh tai là 1 đặc sản xuất hiện ở hầu hết các làng quê Phú Thọ. Nguyên liệu chính để làm bánh tai bao gồm bột gạo tẻ, thịt lợn băm nhuyễn tẩm ướp gia vị. Bánh tai đem đi hấp rồi chấm mắm ớt, phổ biến là thức quà buổi sáng.
reu da nguoi muong

Rêu đá người Mường

Rêu đá được lấy từ suối, trên các mỏm đá, làm sạch rồi đem trộn với gia vị, mỡ lợn, gói lá đu đủ cho vào bếp than nóng. Du khách có thể thưởng thức món ăn này khi đến với các bản vùng cao của người Mường ở Phú Thọ.
rau san muoi chua

Rau sắn muối chua

Rau sắn được lấy từ ngọn của những cây sắn xanh mướt được trồng bạt ngàn trên đồi núi Phú Thọ. Mùa sắn đến, người dân thường chọn lá nếp là lá không già quá mà cũng không non quá, rửa sạch và muối chua. Rau sắn muối có thể xào cùng mỡ lợn hoặc kho tép.
com nam la co

Cơm nắm lá cọ

Để nấu cơm nắm lá cọ, người ta phải chọn loại gạo mới, dẻo và thơm ngon. Món ăn nếu dùng nước mưa sẽ giữ được nguyên hương vị của gạo. Lá cọ sau khi rửa sạch, đem hơ qua lửa, cắt thành những miếng vuông, lau sạch rồi nắm với cơm, ăn cùng muối vừng hoặc thịt lợn rang khô.
prev
next

Hoạt động vui chơi tự do nổi bật tại vùng

Tìm hiểu các làng nghề thủ công truyền thống

Ngồi thuyền vãn cảnh đầm Ao Châu

Tham gia cổ vũ lễ hội bơi Chải, gói bánh

Tham quan các di tích lịch sử, đền chùa

Thưởng thức món ngon đặc sản địa phương

Đi phượt khám phá vườn quốc gia Xuân Sơn

Đón bình minh trên đồi chè Long Cốc

Chiêm ngưỡng biểu diễn hát Xoan

Lắng nghe những điển tích lịch sử

làng nghề làm tương truyền thống
Ngồi thuyền vãn cảnh Đầm Ao Châu
bơi chải phú thọ
Nature Key Den Hung Phu Tho
Vuon Quoc Gia Xuan Sơn
doi-che-long-coc-phu-tho
Hát Xoan Đền Hùng Phú Thọ
Tham quan di tich lich su Duong Lam

KHÍ HẬU CÁC MÙA

khi hau Den Hung

Phú Thọ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bốn mùa đều có những nét đặc trưng riêng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 độ C. Mùa xuân thời tiết mát mẻ, thích hợp để du xuân vãn cảnh, tham gia vào các lễ hội tại vùng. Mùa hè có những đồi chè xanh, con suối lấp lánh và các hồ nước đầy. Khí hậu Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.

Đền Hùng

Thứ tư 02/10/2024, 22:36 Nắng nhẹ

icon weather31°C
  • Lượng mưa 0mm
  • Gió 2km/h
Icon Weather 0

Th 6

31°C21°C

Icon Weather 1

Th 7

32°C22°C

Icon Weather 2

Chủ nhật

32°C23°C

Icon Weather 3

Th 2

32°C23°C

ĐIỂM NGHỈ
Một hành trình lồng ghép tinh tế giữa trải nghiệm với thiên nhiên, cùng những hoạt động khám phá vùng đất tâm linh và những trang sử hào hùng đã sẵn sàng chào đón bạn!
Xem thêm
Trai nghiem Joy Retreat TRẢI NGHIỆM
Joy Camping đem lại những khoảnh khắc hòa mình vào tự nhiên, khám phá bản sắc văn hóa.
Xem thêm

kết nối với nature key retreat

logo joy retreat

Hành trình lưu trú giữa thiên nhiên

Logo Text - Joy Camping

Hành trình cắm trại hòa hợp thiên nhiên

Logo Text - Joy Rooftop Glamping

Trải nghiệm cắm trại giữa lòng thành phố

Logo Text - Joy Summer Camp

Trại hè xanh khám phá thiên nhiên

Joy Healthy

Hành trình chăm sóc sức khoẻ

Logo Text - Joy Event

Nhà tổ chức sự kiện giữa thiên nhiên

Logo Text - Nature Food

Thực phẩm sạch từ trang trại

Logo Text - Nature Gourmet

Chuỗi ẩm thực giao thoa văn hoá